Cách Chữa Viêm Bờ Mi Mắt

  -  

Viêm mi mắt là bệnh khá phổ biến, đặc biệt là người cao tuổi, phụ nữ có thói quen trang điểm mi, người sống ở nơi không khí ô nhiễm… viêm mi có thể đơn thuần gây ngứa khó chịu, cũng khó khi gây sưng đau đòi hỏi phải điều trị bằng thuốc và chích rạch dẫn mủ.

Bạn đang xem: Cách chữa viêm bờ mi mắt

Cấu trúc của mi mắt

Mi mắt gồm có mi trên và mi dưới. Mỗi mi đều tiếp giáp với da mặt, trên bờ tự do có lông mi.

Mi mắt được cấu thành bởi 4 lớp, bao gồm:

-Da mi

-Lớp cơ mi

-Lớp sụn mi (trong sụn mi có tuyến Meibomius – là những tuyến tiết bã nhờn đổ ra bờ tự do của mi. Các lỗ ra của tuyến này nằm ngay sau chân lông mi).

-Lớp kết mạc

Mi mắt là một trong những bộ phận quan trọng có chức năng bảo vệ nhãn cầu (các hành động tưởng như vô thức như chớp mắt, nhắm mắt đều có tác dụng bảo vệ mắt, tránh khô mắt, hạn chế bụi và các vật xâm nhập vào mắt). Mi mắt khỏe mạnh dẻo dai sẽ giúp mắt an toàn, tránh được những tác nhân có hại từ bên ngoài.

Những nguyên nhân khiến viêm mi mắt

*

Nguyên nhân gây viêm mi rất đa dạng, nhưng thường là do thói quen vệ sinh mắt không sạch sẽ: lười rửa mặt, dùng nước bẩn, khăn bẩn để lau mặt… khiến các vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng tấn công ở mi.

Ngoài ra, không khí ô nhiễm, bụi, khói, hóa chất, thói quen trang điểm nhưng không tẩy trang sạch… cũng có thể gây viêm mi.

Triệu chứng viêm mi

-Ngứa

-Lông mi rụng nhiều

-Cảm giác như có bụi trong mắt

-Chớp mắt liên tục

-Bờ mi có vảy

-Viêm đỏ bờ mi

-Viêm loét bờ mi: đây là hình thái nặng. Người bệnh ngứa mắt nhiều, sợ phải tiếp xúc với khói, gió, bụi, ánh sáng.

-Lên chắp lẹo.

+ Chắp là một dạng khối khối u lành tính trên mi, sưng phồng xuất hiện ngay trên

vùng bị tắc nghẽn các ống tuyến Meibomius.

Xem thêm: Cách Tính Vòng Quay Vốn Tín Dụng, Vòng Quay Vốn Lưu Động Là Gì

+ Lẹo là hiện tượng viêm cấp của tuyến bã quanh chân lông mi hoặc tuyến lệ phụ ở chân các lông mi hướng ra phía bờ mi. Lẹo có biểu hiện lúc đầu chỉ là phù mi sau xuất hiện một ổ sưng, rất đau khi chạm vào, sau vài ngày cảm giác đau sẽ trở thành cảm giác nhức buốt, chân lông mi có mủ.

Điều trị viêm mi

*

-Sử dụng thuốc tra mắt tại chỗ hoặc toàn thân.

-Vệ sinh cá nhân, rửa mặt và rửa tay sạch sẽ.

-Có thể chườm ấm để giảm đau và thúc đẩy quá trình khỏi bệnh nhanh. Dùng khăn, gạc ấm, hoặc luộc một quả trứng rồi để nguyên vỏ chườm mi. Khi chườm, các lỗ tuyến ở mi được giãn nở và giải phóng cặn bã.

-Chích mủ dẫn lưu tuyến Meibomius khi cần thiết.

Lưu ý: Bệnh nhân không tự ý chích mủ tại nhà vì có thể gây viêm nhiễm nặng, rất nguy hiểm. Việc chích mủ phải có chỉ định của bác sĩ, được thực hiện bởi các dụng cụ vô trùng và an toàn cho mắt.

Phòng viêm mi

-Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ: rửa mặt và rửa tay sạch hàng ngày, không dùng tay bẩn giụi mắt, cắt ngắn móng tay…

-Luôn dùng khăn mặt riêng rẽ. Chỉ sử dụng nguồn nước sạch để vệ sinh cá nhân.

-Nếu có thói quen trang điểm hàng ngày, cần vệ sinh sạch theo đúng các bước tẩy trang, đặc biệt là vệ sinh mắt để tránh vi khuẩn xâm nhập mi gây bệnh.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Làm Túi Xách Bằng Vải Thời Trang Từ Đồ Cũ, Hướng Dẫn Cách Tự May Túi Xách Bằng Vải Đơn Giản

-Đeo kính bảo vệ mắt khỏi khói bụi khi ra đường.

Viêm mi mắt rất dễ tái phát, đặc biệt ở những người có ống tuyến nhỏ. Bệnh cũng thường dai dẳng gây khó chịu. Vì vậy giải pháp lâu dài vẫn là giữ vệ sinh sạch sẽ, giữ môi trường không ô nhiễm, tập thể dục thể thao ngoài trời, tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng của cơ thể…

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Biên tập N.A

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/blepharitis/symptoms-causes/syc-20370141

https://www.nhs.uk/conditions/blepharitis/

https://www.aoa.org/patients-and-public/eye-and-vision-problems/glossary-of-eye-and-vision-conditions/blepharitis